Thứ Hai, 12 tháng 10, 2015

Đào tạo lái xe và bổ túc tay lái tại hà nội

Bạn biết lái xe nhưng bạn chưa tự tin khi đi ra đường. Bạn phân vân không biết học bổ túc lái xe  ở đâu? ở đâu là tốt nhất? ở đâu có chi phí rẻ nhất và chỗ nào dậy bổ túc tay lái tại Hà Nội?
Đây là nhưng câu hỏi mà các bạn đang có dự định học bổ túc tay lái đặt ra. Bạn không phải phân vân hay phải suy nghĩ về những vấn đề như trên. Hãy đến với Trung tâm đào tạo lái xe Mỹ Đình của chúng tôi, bạn sẽ có được câu trả lời giải đáp hết những đề mà bạn đang thắc mắc.
Đào tạo lái xe và bboor túc tay lái tại hà nội
Bổ túc tay lái xe số tự động

Khi bạn tham gia vào khóa học bổ túc taylái tại Trung tâm đào tạo lái Mỹ Đình bạn sẽ yên tâm về chi phí giá cả và chất lượng. Với đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm lâu năm thì bạn có thể yên tâm trong quá trình học thực hành, giáo viên của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn 1 cách cẩn thận và tỉ mỉ để bạn có thể tự tin cầm tay lái khi tham gia giao thông.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr Dương 0965.292.759 để được hỗ trợ

Bổ túc tay lái tại hà nội

:  Bạn đang có nhu cầu mua xe ô tô nhưng bạn chưa biết lái xe, và bạn đang muốn tìm lớp để bổ túc tay lái nhưng hiện tại bạn chưa tìm được chỗ ưng ý để bổ túc. Tại đây là trung tâm đào tạo bổ túc  uy tín ở Hà Nội cơ sở tại tòa 789 bộ quốc phòng đối diện sân vận động Mỹ Đình. Sau khi tham gia khóa bổ túc tay lái tại trung tâm chúng tôi bạn yên tâm với tay lái của mình. Sau khóa học của trung tâm bạn sẽ tự tin hơn khi tham gia kỳ thi sát hạch lái xe ô tô và đạt kết quả như ý muốn.
Bổ túc tay lái tại hà nội
Khóa học bổ túc bằng số tự động
 Không những thế bạn có thể biết được nhưng kỹ năng lái xe trên đường và sử lý những tình huống rất dễ dàng. Bạn chỉ cần đăng ký học, thời gian học từ do bạn lựa chọn, tự tin lái xe ra đường. Trung tâm đào tạo lái xe Mỹ Đình đáp ứng mọi nhu cầu của bạn về Bổ túc tay lái  tại Hà Nội.Với thầy giáo trẻ và nhiệt tình sẽ hướng dẫn các bạn các kỹ năng khi tham gia giao thông để bạn có thể tự tin lái xe đi mọi nơi bạn muốn cùng gia đình và bạn bè.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr Dương 0965.292.759 đẻ được hỗ trợ.



Bổ túc tay lái uy tin

BẠN CÓ Ý ĐỊNH "BỔ TÚC TAY LÁI". HÃY GIÀNH THỜI GIAN ĐỌC BÀI VIẾT ĐỂ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC CHÍNH XÁC KHÓ KHĂN BẠN ĐANG GẶP PHẢI VÀ CHỌN HÌNH THỨC BỔ TÚC TAY LÁI PHÙ HỢP!

Bổ túc tay lái là cực kỳ quan trọng và để trọn được trung tam và địa điểm uy tin để bổ túc là một điều cũng rất là khó khăn.
 Tuy bạn đã đỗ và đã có tấm bằng lái trong tay nhưng bạn chưa đủ tự tin với tay lái của mình trước khi để suất phát trên đường trường.
Bạn không yên tâm khi mua xe và lái xe đi bất kỳ đâu vì lý do bạn chưa nắm vững hết những kỹ năng lái xe.
Bạn muốn đăng ký khóa bổ túc uy tin và chất lượng.
hãy đến với chúng tôi. khóa học bổ túc lái xe tại đây sẽ cho bạn biết mọi kỹ năng lái xe trên đường thế nào, và sử lý những tình huống ra sao. tay lái sẽ được vững lên rất nhiêu.

Bổ túc tay lái uy tin
buổi bổ túc tay lái trong sân
Tại sao phải bổ túc tay lái:
Sở hữu một tấm bằng và Tự mình điều khiển ô tô ra đường đó là điều mà không ít người mong ước, và hiện nay ước mơ đó đã đang và sẽ ngày càng được thực hiện một cách phổ biến và rộng rãi hơn.
Tuy nhiên, một thực tế mà hiện nay cũng đã trở thành một điều đáng lo ngại cho không ít người sau khi đã hoàn thành khóa học bằng lái tại các trung tâm đào tạo lái xe và được cấp giấy phép lái xe đó chính là "THỰC TIỄN LÁI XE" sau khi đã có giấy phép. 
Có bằng lái xe là một vẫn đề NHƯNG "Thực tiễn lái xe" lại là cả một vấn đề rộng lớn khác. Từ việc có "Giấy phép lái xe" đến "Thực tiễn lãi xe" đó là cả một chặng đường dài đối với những người học lái. Tổng kết quá trình đào tạo tại Trung tâm dạy nghề Sao Bắc Việt trong 4 năm qua cho thấy nhu cầu học lái xe là rất lớn, MẶT KHÁC thì tần suất số lượng những người có giấy phép lái xe được đào tạo tại các trung tâm dạy lái xe trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận TÌM ĐẾN chúng tôi để "BỔ TÚC TAY LÁI" ngày càng một tăng lên. 

Mọi chi tiêt thắc mắc xin liên hệ: Mr Dương 0965.292.795



Học lái xe ô tô ở đâu chất lượng?

Hoc lái xe ô tô ở đâu - Đây là câu hỏi ở rất nhiều người khi ngày nay, ô tô trở nên phổ biến thì việc học bằng lái ô tô cũng bắt đầu lan rộng, các trung tâm dạy lái vì thế cũng “như nấm sau mưa” phát triển nhanh chóng. Với niềm đam mê xe hơi từ nhỏ, em cũng như bao người khác, hăm hở tìm chỗ học bằng lái để sau này có thể lái xe như mơ ước. Topic này em xin chia sẻ hành trình học lái xe của mình để những bác nào sắp tới chuẩn bị học lái xe tham khảo.
Vậy học lái xe ở đâu là an toàn và chất lượng nhất: Khóa học đào tạo lái xe tại việt tâm đức tòa 789 bộ quốc phòng đối diện sân vận động mỹ đình - từ liêm hà nội:Tại đây vê công tác bổ túc tay lái cũng rất đảm bảo.

Học lái xe ô tô ở đâu chất lượng?
[​IMG]

Vì vấn đề học lái xe có nhiều phần khác nhau nên em sẽ chia thành từng phần nhỏ theo chủ đề, để em dễ viết và để các bác cũng dễ đọc:

Phần 1: Nên học lái xe ô tô ở đâu?

Phần 2: Học lái xe, lý thuyết và thực hành

Phần 3: Thi sát hạch bằng lái xe

Em xin bắt đầu Phần 1: Nên học lái xe ở đâu?

Thời đại Internet nên việc tìm thông tin các trường dạy lái ở một khu vực nào đó (ví dụ Hồ Chí Minh, Hà Nội) khá dễ dàng, chỉ cần lên Google gõ những từ như: “trung tâm học lái xe”, “học bằng lái xe”… thì ngay lập tức các bác sẽ có một rừng thông tin khác nhau về các trung tâm. Đặc biệt trung tâm nào cũng có những tuyên bố hết sức hùng hồn như “bao” đậu, cam kết chất lượng, uy tín…
Khóa học đào tạo lái xe và bổ túc lái xe uy tín nhất tại việt tâm đức tóa 789 bộ quốc phòng đối diện sân vận động mỹ đình hà nội.
mọi thông tin thắc mắc về khóa học xin liên hệ: Mr Dương 0965.292.759 để được giải đáp
em chi tiết về khóa đào tạo

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

bổ túc lái xe an toàn cần biết cho tài xế

Kinh nghiệm lái xe an toàn 1: Giữ tập trung
Trên 70% các vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân các tài xế không tập trung vào việc điều khiển xe. Các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng rất nhiều đến tài xế, quan trọng là bạn phải biết hạn chế chúng và tập trung tối đa vào việc lái xe.
Tập trung tối đa khi lái xe
Kinh nghiệm lái xe an toàn 2: Không lái xe sau khi uống rượu bia
Đây là một trong những kinh nghiệm lái xe an toàn mà chúng ta được nghe hàng ngày nhưng việc thực hiện thì không dễ dàng chút nào. Hãy hạn chế thức uống có nồng độ cồn cao vì sức khỏe và sự an toàn của bản thân và gia đình chúng ta.
Lái xe an toàn Không lái xe sau khi uống rượu bia
Kinh nghiệm lái xe an toàn 3: Hiểu rõ các tín hiệu khi tham gia giao thông
Những người đang học lái xe, thậm chí rất nhiều tài xế đã lái xe một thời gian nhưng không chú ý đến một điều nhỏ nhặt, đó là ra tín hiệu và đáp trả tín hiệu thế nào là hợp lý khi đang tham gia giao thông. Thực tế khi đang vận hành xe trên đường, cho người khác biết ý định lái xe như thế nào là rất quan trọng.
Hiểu rõ đèn tín hiệu của các xe đi cùng chiều, ngược chiều
Kinh nghiệm lái xe an toàn 4: Sử dụng đèn xi-nhan, còi, đèn pha/cốt, tín hiệu khẩn cấp...
Bạn chỉ nên dùng còi để cảnh báo các lái xe khác về sự hiện diện của mình trong trường hợp bạn nghĩ rằng họ "không nhận ra điều đó". Bạn không nên sử dụng còi một cách “nóng nảy hiếu chiến”, bấm còi liên tục và quá to, điều này sẽ làm người đi xe máy bị giật mình và tai nạn có thể xảy ra.
Khi muốn chuyển hướng, bạn phải bật đèn xi-nhan đủ lâu để các phương tiện khác nhận biết và xử lý tình huống thật an toàn. Khi đi trong thành phố, tốt nhất bạn nên hạ một chút cửa kính bên tài xuống để nghe được các tín hiệu âm thanh xung quanh, điều này tưởng chừng đơn giản nhưng nó lại mang lại hiệu quả lớn giúp bạn lái xe an toàn hơn.
Chỉ nên bấm còi khi thật sự cần thiết
Kinh nghiệm lái xe an toàn 5: Lái xe trong điều kiện mưa gió
Khi có mưa thì bạn nên bật đèn, giảm tốc độ, lái xe cẩn thận khi có giông bụi, tránh xa xe máy và xe đạp, kiểm tra kỹ cửa xe... Đường mưa mới ướt sẽ rất trơn, do đó kinh nghiệm lái xe an toàn trong điều kiện đường sá này là bạn phải xử lý phanh, đánh lái, xi-nhan sớm hơn, giữ khoảng cách xe hơn với xe cùng chiều, dùng gạt mưa và sấy kính với chế độ phù hợp để có tầm nhìn tốt nhất.
Nên bật đèn khi lái xe trong điều kiện mưa gió
·         Nếu mưa to:
·         Đừng bao giờ chạy quá 80km/h, nếu thấy xe tròng trành, nhớ giữ lái và giảm ga, tuyệt đối không phanh trong trường hợp này.
·         Đừng cho xe chạy nhanh qua những vũng nước vì xe sẽ bị lệch hướng đáng kể. Xe bạn sẽ dễ bị trượt hơn khi lốp mòn nhiều hoặc bị đất bám kín rãnh hoa lốp, chỉ nên chạy ở tốc độ bằng một nửa so với bình thường.
·         Nên chú ý đến phanh, khi bị ướt các má phanh sẽ ăn lệch hoặc không ăn sẽ rất nguy hiểm nếu phanh gấp, nên tì nhẹ vào chân phanh để sấy chúng khô trở lại.
·         Nếu gặp bão lớn hoặc gió quá mạnh:
·         Tốt nhất là đi tìm chỗ trú vì nhiều khả năng sẽ có cây đổ, dây điện bị đứt, tai nạn bất ngờ rình rập bất cứ lúc nào...
·         Nếu buộc phải lái thì nên đi với tốc độ chậm, khi xe bị lắc lư thì cố giữ lái thẳng, nếu gặp các xe tải, xe khách lớn thì tránh ra xa và giữ lái chắc vì luồng khí xoáy sau những chiếc xe này rất nguy hiểm.
·         Nếu đi ngược chiều gió thì phải xử lý nhanh hơn. Nếu đi cùng chiều gió thì chạy chậm hơn và phanh sớm hơn.
·         Thận trọng giảm tốc khi vào cua vì khi đó xe rất dễ bị nghiêng.
Lái xe ban đêm
Chạy xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày vì tầm nhìn bị thu hẹp rất nhiều, nhất là trên đường thiếu đèn cao áp hoặc đường quê. Khi trời nhá nhem nhớ bật đèn đờ-mi, giảm tốc và bỏ kính râm. Khi trời tối thì bật đèn phù hợp, dùng tín hiệu đèn là chính khi tránh/vượt xe, nhất quyết không đi nếu đèn không đảm bảo.
Lái xe ban đêm cũng khá nguy hiểm
Luôn nhìn vào đường chân của bóng tối trên nền đường, khi gặp xe ngược chiều, bật đèn cốt, đừng nhìn trực tiếp vào đèn pha xe đó, mà nhìn chéo sang phải vào cạnh đường, vạch sơn trắng hoặc hàng cọc tiêu để căn lái, khi đến ngang nhau bật ngay đèn pha để quan sát đường (khắc phục khoảng mù của mắt người). Chỉ dừng xe khi thật cần thiết, nhớ tắt đèn pha, chỉ để đèn cốt và đèn cảnh báo.
Lái xe lúc trời nắng chói
Thường gặp trường hợp này khi sáng sớm hoặc xế chiều. Lau kính trước sạch sẽ, dùng kính râm và tấm che nắng để tránh bị chói mắt. Nếu xe ngược chiều hoặc xe đi sau bạn bị chói nắng thì nên cẩn thận trước khi rẽ vì đó họ sẽ khó phát hiện ra bạn đang bật đèn xi-nhan. Nên đi với tốc độ vừa phải vì tầm nhìn bị lúc này đã bị hạn chế.
Trời chói nắng làm giảm tầm nhìn rất nhiều khi lái xe
Hãy luôn "nhường nhịn"
Khi chạy đường trường nếu bạn chủ động chạy lấn đường các xe chạy ngược chiều, đặc biệt là xe tải & xe khách thì họ sẽ lấn đường lại. Lý do là xe tải không muốn phải đạp phanh về số vì sợ "mất trớn", tốn nhiên liệu. Họ hay chạy lấn đường ép xe ngược chiều phải nhường đường để họ không phải giảm tốc độ.
Kiên nhẫn và nhường nhịn luôn là nét đẹp trong văn hóa giao thông
Chính vì thế, tốt nhất là các bạn cứ chủ động nhường đường trước, họ cũng sẽ không lấn đường của bạn nữa. Còn khi chạy trong thành phố, "nhường nhịn" là một thói quen văn minh nhưng đôi khi cũng phải mạnh dạn để dòng xe lưu thông không tắc nghẽn, điều này tùy từng trường hợp mà bạn có thể đưa ra phương án xử lý an toàn và hiệu quả nhất.

Không bám đuôi xe lớn hơn
Nhiều người chạy trên đường hay bám đuôi xe khác khi vượt xe đi cùng chiều. Điều này rất nguy hiểm bởi vì mình không nhìn rõ phần đường và tình huống sắp xảy ra phía trước. Khi xe chạy trước mình vượt xong, lách vào làn đường bên phải thì mình mới thấy một xe đang chạy ngược chiều lao thẳng vào mình. Hậu quả thế nào thì các bạn cũng đã thấy quá nhiều rồi...
Vượt xe luôn là nổi ám ảnh của người tham gia giao thông tại Việt Nam
Lời khuyên quan trọng nhất là: khi vượt xe cùng chiều phải quan sát thật kỹ trước khi vượt và tuyệt đối không nên vượt "đúp" cùng với xe chạy trước mình.
Lời khuyên về tâm lý trong trường hợp khẩn cấp
Tình huống hoặc tình thế khẩn cấp có thể đến với tất cả mọi người, những bác tài lâu năm, những chiếc xe đã được chuẩn bị tốt vẫn có thể gặp các sự cố nguy hiểm trên đường bất kỳ lúc nào. Điều quan trọng cũng như kinh nghiệm lái xe an toàn nhất bạn cần ghi nhớ: đừng quá lo lắng, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động và mục tiêu trên hết là giữ cho hành khách trên xe và bản thân mình luôn được an toàn nhất có thể.
 Về cơ bản, việc điều khiển xe số sàn và số tự động là hoàn toàn giống nhau. Chỉ cần tuân thủ một số các nguyên tắc là chúng ta có thể điều khiển và tận hưởng sự thuận tiện mà số tự động mang lại. Hãy cùng tìm hiểu những kinh nghiệm lái xe số tự động dưới đây.
Những kinh nghiệm lái xe số tự động tài mới cần biết
Bắt đầu
- Chỉ có thể kích hoạt động cơ khi đã chuyển cần số về chế độ P hoặc N và đạp phanh chân để đảm bảo an toàn. Luôn luôn để chân vào bàn đạp phanh khi khởi hành.
- Điều chỉnh ghế ngồi để có tư thế ngồi thoải mái nhất, khi đó chân phải phải đạp hết hành trình phanh mà không bị duỗi thẳng chân.
- Các hãng có cách thiết kế hộp số khác nhau khiến cho đường rãnh di chuyển cần số cũng khác nhau (cũng có một số xe chỉ cần gạt tiến lùi cần số để sang số) nên bạn nên tập làm quen với cần số tự động của mẫu xe đó trước khi cầm lái. Tuy nhiên, mọi cần số đều tuân theo một sắp xếp chung theo thứ tự P - R - N - D - M (dành cho sang số bán tự động) và các bước số 1 2 3 (dành cho việc đi đường đèo núi, khởi hành ngang dốc).
- Hãy thuần thục cần số đến độ bạn không cần phải liếc mắt xuống cần số mỗi khi chuyển số mà vẫn biết vị trí của chúng ở đâu. Mặc dù bất kì mẫu xe nào cũng có một màn hình hiển thị vị trí cần số trên bảng đồng hồ nhưng tốt nhất bạn nên thuần thục thao tác xử lí cần số để mắt có thể tập trung vào việc quan sát.
- Nên sử dụng giày ôm sát chân khi lái xe, không nên sử dụng các loại dép, guốc khi lái xe.
Xử lí
- Rà phanh và bấm hết hành trình của nút lock (với loại hộp số chuyển động tiến/lùi) mỗi khi chuyển số.
- Để đảm bảo an toàn, không nên sử dụng chân trái để điều khiển bàn đạp phanh. Chỉ nên sử dụng chân phải điều khiển cả ga và phanh. Điều này sẽ giúp bạn đỡ nhầm lẫn hơn.
- Tuân thủ nguyên tắc chữ V khi điều khiển chân phanh và chân ga – Gót chân phải không được nhấc lên khỏi sàn xe. Gót chân phải đặt hơi lệch về phía bàn đạp phanh. Khi xử lí các tình huống trên đường, hãy để chân phải vào vị trí của bàn đạp phanh.
- Nên đưa cần số về N và kéo phanh tay khi đỗ đèn đỏ lâu hơn 30 giây. Không nên đưa về P bởi nếu xảy ra va chạm bạn có thể bị vỡ hộp số. Khi khởi động chỉ cần từ từ buông chân phanh cho xe chuyển động và sau đó mới từ từ chuyển sang bàn đạp ga. Chỉ đưa cần số về chế độ P khi đỗ xe thật lâu.
- Hãy tận dụng lợi ích của các loại số thể thao M, số D1 D2 D3 để lên và xuống dốc để giảm bớt hoạt động của phanh, vừa tiết kiệm nhiên liệu vừa mang lại sự an toàn cho xe. Tất nhiên, chân phải vẫn luôn để sẵn ở bàn đạp phanh. Nguyên tắc lên dốc bằng số nào thì xuống dốc bằng số đó cũng được áp dụng trong trường hợp của số tự động.
Hãy làm chủ chân ga và phanh của bạn, đạp ga thật từ từ và giảm tốc cũng thật từ từ để có thể làm chủ chiếc xe, tránh gây ra các tai nạn bất ngờ từ cả phía trước và phía sau của xe.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ: Mr Dương 0965.292.759





Đào tạo và kinh nghiệm cho người mới lái xe

Đi xe nhỏ
Khi mới lái xe, bạn cần tránh sử dụng những chiếc xe động cơ dung tích lớn, công suất cao, những chiếc xe sang trọng, đắt tiền. Những chiếc xe này có sức mạnh lớn, khả năng tăng tốc nhanh, dễ tạo nên cảm giác tự tin thái quá cho bạn. Sự tự tin sẽ khiến bạn chạy xe với tốc độ cao, tăng tốc nhanh, trong khi kĩ năng của bạn chưa đủ để xử lý, và dễ dàng gây ra tai nạn.
Mỗi sơ xuất trên những chiếc xe có động cơ dung tích lớn sẽ dẫn tới tai nạn nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những chiếc xe nhỏ. Vì vậy, khi mới tập lái, hãy chọn những chiếc xe nhỏ gọn, động cơ dung tích từ 1.0 đến 1.4 lít, dễ dàng sửa chữa với chi phí rẻ.
Mua bảo hiểm
Dù mới tập lái hay lái xe có kinh nghiệm, bạn cũng nên mua bảo hiểm cho chiếc xe của mình. Đặc biệt là với người mới lái xe, việc va đụng là khó tránh khỏi dù bạn có cẩn thận tới đâu, vì vậy hãy tìm hiểu và mua bảo hiểm để tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Làm quen với thao tác trên xe
Lên bất kỳ chiếc xe nào, bạn cũng cần làm quen với các vị trí trên xe. Thực hành thao tác côn, ga, phanh, cần số, phanh tay … khi xe chưa chạy, nhằm nhớ vị trí để thao tác chính xác khi lái xe.
Chỉnh ghế lái, chỉnh vô lăng, chỉnh gương chiếu hậu sao cho bạn có tư thế ngồi lái, tư thế đặt tay vô lăng và góc quan sát tốt nhất qua gương chiếu hậu.
Nhớ cài dây an toàn trước khi khởi động xe. Nếu bạn không cài dây an toàn thì túi khí không những không cứu mạng bạn trong những tình huống tai nạn mà còn gây nguy hiểm hơn.
Đi chậm, chắc
Mới lái xe không nên tăng tốc đột ngột và đi với tốc độ cao. Hay tập các kỹ năng lái xe chính xác ở tốc độ thấp, sau đó mới tăng dần tốc độ.
Hãy luôn nhớ, điều quan trọng nhất khi lái xe chính là đi an toàn và chính xác, không phải là đi nhanh. Cứ từ từ tham gia giao thông và đừng vì tự ti mới học lái xe mà chạy vội vàng.
Tất cả các tài xế đều trải qua một thời gian bỡ ngỡ khi mới lái xe, vì vậy họ có thể thông cảm cho bạn.
Nhìn gương
Khi mới lái xe, chúng ta thường xuyên quá chú ý tới phía trước mà quên không quan sát gương chiếu hậu. Hãy tập thói quen nhìn gương để quan sát 2 bên đường và phía sau xe. Điều này sẽ giúp bạn tránh được những tình huống mà người mới lái hay gặp phải như tạt đầu xe khác, cọ thành xe vào ven đường khi đi quá sát, chèn vạch.
Điều quan trọng nhất là lùi xe, đừng quay đầu lại hay thò đầu ra ngoài cửa sổ để lùi, mà hãy thực hành thật quen kỹ năng nhìn gương và lùi.
Nhường đường
Đi chậm và chắc, đương nhiên bạn sẽ bị những xe phía sau bấm còi, nháy đèn passing xin vượt. Đừng cuống cuồng tạt ngang hay mất bình tĩnh và tăng tốc từ tiếng còi ấy.
Hãy bình tĩnh nhìn gương chiếu hậu, nếu có khoảng trống an toàn, gạt xi-nhan và nhường đường. Luôn nhớ thao tác cần chính xác và không vội vàng.
Sau khi xe đằng sau đã vượt, hãy quay trở lại làn đường cũ và chờ đợi lần bấm còi xin vượt tiếp theo. Làm quen với cách nhường đường cũng sẽ giúp bạn tăng kỹ năng lái xe.
Giữ khoảng cách
Giữ khoảng cách là điều khó nhất cho người lái xe, đặc biệt là khi di chuyển trong các thành phố đông đúc như Hà Nội hay TPHCM.
Ô tô không bao giờ đỗ với khoảng cách bạn đọc trong sách, xe máy thì liên tục chen ngang vào đầu xe bạn, hai bên sườn xe sẽ toàn là xe máy với khoảng cách chỉ 5-10 cm, nếu vào giờ cao điểm.
Tất cả các tài xế dù non hay già đều gặp phải tình huống này, nhưng các bác “tài già” thừa kinh nghiệm để đọc khoảng cách thế nào là đủ để không va chạm.
Hãy tập luyện cách đọc khoảng cách này. Tất nhiên đừng tập luyện khi tắc đường bởi có lẽ bạn sẽ phải đền ốm trước khi có thể cảm nhận được cảm giác về khoảng cách.
Tìm một đoạn đường vắng xe qua lại, nhờ một người xi-nhan cho mình, bạn hãy tập tiến dần tới một chiếc xe máy, ô tô và dừng lại trước khi va chạm. Hãy cảm nhận và đo đạc khoảng cách an toàn giữa đầu xe mình và các xe phía trước. Nên nhớ, mỗi chiếc xe đều có phần đầu xe dài ngắn khác nhau, nên việc cảm nhận khoảng cách phía trước là rất cần thiết mỗi khi đi một chiếc xe lạ.
Nhìn biển báo
Hãy tập thói quen nhìn mọi biển báo giao thông trên đường, nếu như không muốn liên tục nộp phạt cho cảnh sát giao thông.
Biển báo hạn chế tốc độ, biển cấm ô tô, cấm dừng đỗ, biển được phép rẽ phải khi có đèn đỏ …, tất cả đều cần bạn quan sát để có thể không phạm luật.
Đừng bám đuôi những chiếc xe cao to như xe khách, xe tải, xe buýt, bạn sẽ mất hết tầm nhìn và quan sát biển.
Quay đầu
Quay đầu là kỹ năng khá cơ bản khi lái xe, nhưng lại không hề dễ dàng, nhất là với những người mới lái xe. Với điều kiện giao thông đông đúc, các xe luôn bấm còi thúc giục, việc quay đầu ở đoạn đường đông cần một sự bình tĩnh nhiều hơn là kỹ năng.
Ở những nơi có biển báo được phép sang đường, quay đầu, hay xi-nhan từ sớm, khi áp sát nơi có thể quay xe thì từ từ đánh lái, quan sát gương chiếu hậu.
Ở những phố cần áp dụng kiểu quay đầu giữa đường (rất nhiều ở Việt Nam), cần quan sát và tìm vị trí có thể quay đầu được mà ít ảnh hưởng tới giao thông trên đường nhất.
Kỹ năng bạn có thể tập luyện, nhưng áp lực từ các phương tiện khác, còi xe … nhiều khi sẽ khiến bạn quên hết kỹ năng, vì vậy cần bình tĩnh trong những tình huống khó.
Đỗ xe, lùi chuồng
Đỗ xe theo kiểu ghép ngang hay lùi chuồng đều cần thiết có một kỹ năng lái xe khéo léo. Khoảng cách tiêu chuẩn để đỗ xe ghép ngang không bao giờ đủ ở Việt Nam, vì vậy bạn cần lùi xe khéo léo hơn, cẩn thận hơn.
Bình tĩnh thực hiện việc đỗ xe của mình, quan sát gương chiếu hậu, nhưng đừng quá tự tin. Tự tin khi lái xe trong khi bạn chưa có kỹ năng tốt đồng nghĩa với việc gây va chạm. Nếu thấy khó, hãy yêu cầu sự trợ giúp, nhờ người xi-nhan.
Khóa học bổ túc tay lái tại chỗ chúng tôi chia sẽ cho các bạn một chút kinh nghiệm như vậy

Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ: Mr Dương 0965.292.759




Học lái xe ô tô ở đâu chất lượng?

       Hoc lái xe ô tô ở đâu - Đây là câu hỏi ở rất nhiều người khi ngày nay, ô tô trở nên phổ biến thì việc học bằng lái ô tô cũng bắt đầu lan rộng, các trung tâm dạy lái vì thế cũng “như nấm sau mưa” phát triển nhanh chóng. Với niềm đam mê xe hơi từ nhỏ, em cũng như bao người khác, hăm hở tìm chỗ học bằng lái để sau này có thể lái xe như mơ ước. Topic này em xin chia sẻ hành trình học lái xe của mình để những bác nào sắp tới chuẩn bị học lái xe tham khảo. Tại đay bổ túc tay lái chât lượng và uy tín nhất- Đàotạo bổ túc tay lái
      Vì vấn đề học lái xe có nhiều phần khác nhau nên em sẽ chia thành từng phần nhỏ theo chủ đề, để em dễ viết và để các bác cũng dễ đọc:
Phần 1: Nên học lái xe ô tô ở đâu?
Phần 2: Học lái xe, lý thuyết và thực hành
Phần 3: Thi sát hạch bằng lái xe
Em xin bắt đầu Phần 1: Nên học lái xe ở đâu?
Thời đại Internet nên việc tìm thông tin các trường dạy lái ở một khu vực nào đó (ví dụ Hồ Chí Minh, Hà Nội) khá dễ dàng, chỉ cần lên Google gõ những từ như: “trung tâm học lái xe”, “học bằng lái xe”… thì ngay lập tức các bác sẽ có một rừng thông tin khác nhau về các trung tâm. Đặc biệt trung tâm nào cũng có những tuyên bố hết sức hùng hồn như “bao” đậu, cam kết chất lượng, uy tín
Để biêt thêm chi tiết xin liên hệ: Mr Dương 0965.292.759 để được giải đáp.




Thứ Năm, 8 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm lái xe cần biết

Những giao lộ với các ngã ba, ngã tư đường phố đông đúc và tầm nhìn hạn chế luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn cao. Khóa học bổ tuc tay lái chia sẻ cho bạn  Những chú ý và kinh nghiệm lái xe dưới đây sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn, đảm bảo tính mạng cho bản thân và bảo vệ sự an toàn cho những người xung quanh
1. Giảm tốc và liếc trái trước tiên
Hiển nhiên là bạn được đi khi đèn xanh, nhưng hãy giảm tốc độ hoặc xuất phát thật từ từ nếu trước đó dừng đèn đỏ, liếc nhanh hướng bên trái trước, rồi liếc bên phải, rồi lại liếc bên trái một lần nữa, bởi nguy hiểm sẽ đến từ bên trái trước (với hệ thống giao thông đi bên phải).
Nếu giao lộ khuất tầm nhìn, thì tốc độ phải giảm tới mức lái xe có thể kịp phản ứng khi có xe chạy cắt ngang từ bên trái, rồi tiếp đến là bên phải. Tuyệt đối không đi qua giao lộ nếu chưa nhìn rõ hai hướng ở đường cắt ngang.
2. Quan sát và phán đoán xung quanh
Trong số những xe ở hướng đi ngược lại chuẩn bị qua giao lộ, rất có thể có những lái xe lơ đễnh quên bật xi-nhan hoặc có bật nhưng rất muộn (đặc biệt là xe hai bánh). Xe đi cùng chiều cũng vậy, họ có thể rẽ bất chợt trước mặt bạn mà không xi-nhan, thậm chí thực tế đã có trường hợp bật xi-nhan một bên nhưng lại rẽ bên kia. Chính vì vậy, bạn cần phán đoán hành vi của họ qua ánh mắt, cử chỉ của đầu hoặc qua bánh trước chứ không nên quá tin vào đèn tín hiệu và luôn chuẩn bị sẵn sàng phanh gấp.
3. Phanh “nhại” xe bên cạnh che tầm nhìn
Đây có lẽ là từ khá mới đối với nhiều người khi tham gia giao thông, nhưng lại là mấu chốt để giúp bạn thoát khỏi những vụ tai nạn đáng tiếc. Khi đang đi song song với một chiếc xe khác khiến bạn bị khuất tầm nhìn ở giao lộ từ bất kỳ một hướng nào, nếu thấy xe đó phanh/giảm tốc thì bạn nhất định phải phanh/giảm tốc theo xe đó. Lý do là lái xe đó đã quan sát thấy trước một mối nguy hiểm đang tới nên xử lý (phanh) hoặc đề phòng (giảm tốc). Chỉ vượt xe khác khi bạn nhìn rõ khả năng an toàn từ mọi hướng.
4. Quan sát tất cả các làn đối diện khi rẽ trái
Cắt đầu một xe khác khi rẽ trái hoặc quay đầu là bạn đang tự đặt mình vào tình huống cực kỳ nguy hiểm. Xe bị cắt đầu có thể nhường bạn và phanh kịp, nhưng các xe đi ngay sau xe đó ở làn bên cạnh có thể sẽ không nhìn thấy bạn và ngược lại bạn cũng không thấy họ do chiếc xe bị bạn cắt đầu che khuất. Thường trong những tình huống này, khoảng cách di chuyển giữa các xe là rất ngắn, lại rất bất ngờ, nên khả năng xảy ra va chạm rất cao.
5. Đặc biệt chú ý các điểm mù
Khi rẽ phải, tâm lý của nhiều lái xe là chủ quan do nghĩ rằng mình đã đi sát bên phải của làn ngoài cùng và bật xi-nhan từ trước đó. Trong khi đó, nhiều xe hai bánh đi bên cạnh sẽ không thấy ôtô bật đèn tín hiệu, đặc biệt là các dòng xe không tích hợp đèn xi-nhan trên gương ngoài, hoặc có thấy nhưng không kịp tránh. Người lái ôtô thì nhiều khi chỉ liếc gương chiếu hậu, mà quên mất rằng có những phương tiện khác đi ngay bên cạnh nhưng không nhìn thấy qua gương.

Mọi chi tiết xin liên hệ: Mr Dương 0965.292.759 để được giải đáp.

Xem chi tiết